Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021
Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021
NGƯỜI BẢO VỆ KỲ CỰU
NGƯỜI
BẢO VỆ KỲ CỰU
Kỳ
cựu bởi vì ông đã từng có thâm niên 24 năm trong công việc bảo vệ nhà trường. Kỳ
cựu còn một lẽ nữa, khi mà tính tuổi ta năm nay ông đã là 78 tuổi.
Đi
bộ đội từ năm 1963, năm 1968 thì bị bom Na-pan cháy bỏng hết cả tóc tai, mặt mũi
phải chuyển về tuyến sau điều trị, sau đó đi trại an dưỡng mấy năm rồi phục
viên về quê. Quê nhà những năm xưa lụt lội triền miên, đói kém mùa nối mùa. Ông
bươn chải lên miền ngược làm ăn rồi lấy vợ trên Thường Xuân, ở đó đến gần hai
chục năm trời.
Năm
1993 ông đưa vợ con trở về quê nhà và làm bảo vệ cho trường Phổ thông cơ sở Hà
Lan. Ở xã Hà Lan cũ không ai là không biết và quý trọng ông vì tính ông xởi lởi,
cởi mở, dễ mến. Phòng Bảo vệ, nơi ngủ nghỉ của ông cũng là nơi tụ tập trà lá của
các thầy mỗi khi giờ ra chơi.
Hỏi
ông liệu vào cái tuổi 80 như ông làm bảo vệ có trở ngại gì không? Ông cười hiền
lành:
-
Tôi vậy mà mắt vẫn sáng, tai vẫn
tinh, gân cốt còn khá. Nếu cần tôi vẫn có thể làm nhiều năm nữa.
Rất ấn tượng với ông Tống Xuân Nhị, bảo
vệ trường Hà Lan, vào những ngày giá rét trong bộ áo Na-tô ông vẫn bám trụ,
canh trường qua mấy đời hiệu trưởng.
Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021
TRÒ CHUYỆN CÙNG CÙ ĐỨC HIÊU
Băn
khoăn về câu hỏi: “Em học sinh vừa tranh giải quán quân Âm vang xứ Thanh đã
thu nạp kiến thức như thế nào để có được kết quả ấy?”
Tôi
đã đến gia đình em ở 32. Đào Duy Từ (Ba Đình, BS). Đón tôi là bố em, một thương
binh hạng 1, vốn chúng tôi đã biết nhau từ trước nên cũng không phải giới thiệu
rào đón gì cả. Hiếu vừa đi học về có thời gian để làm một cuộc phỏng vấn ngắn.
Tôi
nêu vấn đề mà mình đang băn khoăn. Hiếu cho biết: Em phải đọc rất nhiều, không
chỉ sách giáo khoa, sách tham khảo trong nhà trường. Ngoài ra em cũng tìm hiểu
thêm trên Internet. Tuy nhiên em cũng đồng quan điểm khi cho rằng không nên coi
trọng kiến thức mạng để rồi bỏ qua việc đọc sách, một kênh cung cấp tri thức quan
trọng có hệ thống và bài bản.
Em
đang nuôi một ý tưởng lập Câu lạc bộ Olimpia trong học đường để quy tụ những ai
đam mê khám phá hiểu biết. Thấy tôi vẫn có vẻ chưa hiểu lắm về loại hình này,
em giải thích:
Các
bạn đăng ký, sau đó CLB sẽ tổ chức thi. Một phần mềm sẽ hỗ trợ về tri thức,
đáp án và giám khảo. Cuộc thi ảo nhưng kết quả từng cuộc thi sẽ giúp cho CLB
tìm kiếm được các nhân tố xuất sắc.
Tôi lo ngại liệu có kinh phí để tổ chức không? Em cười: Không tốn đâu bác ơi.
Chỉ cần 4 máy tính có kết nối mạng, mà hầu như các bạn học sinh bây giờ đều có
lap-top. Nếu có mất thì chủ yếu là mất công thôi.
Các
thầy cô, các bạn học sinh hãy ủng hộ bạn Hiếu bằng cách đăng ký tham gia Câu lạc
bộ Ôlimpia. Bỉm Sơn chúng ta đã có những tên tuổi làm rạng danh quê hương như:
Mai Thanh Tiếp, Nguyễn Bá Tuân, Đào Thị Hương… và gần đây: Nguyễn Tiến Mạnh, Cù
Đức Hiếu.
Hy
vọng rồi đây ý tưởng của em sẽ thành hiện thực. Mùa hè 2021 sẽ là những cuộc
đua tranh sôi động để chuẩn bị lực lượng cho các năm sau.
Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021
ÔNG LÀ AI?
Câu hỏi này đặt ra theo Mô-típ các cuộc thi tài trên truyền hình. Bọn học trò sẽ cười mà bảo rằng: Ai cũng biết cả rồi sao còn phải hỏi.
Chỉ ít tháng nữa ông về vui thú điền viên, dù cho khả năng của
ông còn thừa để làm thêm 10 năm nữa.
Ông học hành giỏi giang sáng láng từ lúc bé. Lớn lên vào học
Chuyên Lam Sơn. Theo nghề Sư phạm, luôn là một giáo viên giỏi, được đồng nghiệp
cũng như học trò quý mến.
Làm Cán bộ quản lý nhiều năm nhưng ông vẫn tham gia giảng dạy và
các công tác chuyên môn.
Ông tự bỏ tiền lập Quỹ Khuyến học Nguyễn Quang Hải động viên
phong trào dạy học của anh chị em. Hàng năm ông góp cho Quỹ Khuyến học trường 5
triệu đồng và vì vậy việc phát động gây quỹ rất sôi nổi và hiệu quả.
Học theo các mô hình "Đường lên đỉnh Ôlimpia", "Âm
vang Xứ Thanh"... ông bàn với các tổ Chuyên môn tổ chức cho học sinh thi
ngay trong tiết chào cờ. Qua 5 năm với 5 lần thi đã để lại biết bao bài học sâu
sắc cho cả thầy lẫn trò. Ngày 22/6 này là buổi chung kết cuộc thi "Tri
thức và Văn hóa" và cũng là cuộc thi cuối cùng mà ông còn đương chức.
Với tư duy sắc bén và linh hoạt, có thể nói ông chơi cờ tướng,
cờ vua vào hàng cự phách ở xứ này.
Vài năm nay tự nhiên ông xoay sang nghiên cứu trồng các loại hoa
và đạt kết quả khá mỹ mãn. Ngồi nghe ông thuyết trình kỹ thuật trồng hoa thì
như lạc vào mê hồn trận. Khuôn viên trường học có nhiều hoa cũng phần nào tăng
phấn khích cho việc dạy, việc học.
Người như ông bây giờ cũng là hiếm đấy.
HỌC MÃI KHÔNG HẾT
HỌC MÃI KHÔNG HẾT (Chuyển thể Ngũ
ngôn)
1/ Học sách thôi chưa đủ/ Học nhiều ở ngoài đời/ Thực tế luôn đa dạng/ Như
cuộc sống con người.
2/ Giao tiếp cùng người khác/ Tránh thái độ thờ ơ/ Nghe xong chỉ im lặng/
Hoặc chỉ nói …à… ờ…
3/ Mỗi khi dùng xong bữa/ Ta nên nói câu gì?/ “Tôi đã xong rồi nhé/ Mọi
người cứ tiếp đi”
4/ Đưa đồ cho người khác/ Nên đưa bằng hai tay/
Bởi cách thức như vậy/ Người nhận ấm lòng thay.
5/ Ăn cơm không gõ bát/ Không đảo đũa thức ăn/
Mọi người thấy cảnh ấy/ Cũng chán không muốn ăn.
6/ Tiễn khách ra
ngoài cổng/ Đừng vội đóng cổng ngay/ Để khách đi một đoạn/ Nhẹ nhàng khép thì hay.
7/ Rửa tay xong vẩy mạnh/ Bắn nước vào người ta/
Như thế là không được/ Bài học chớ bỏ qua.
8/ Đưa
đồ cho người khác/ Mà lại cách một người/ Thì đừng đưa phía trước/ Vòng ra sau,
bạn ơi.
9/ Có thể
khen bạn nấu/ Chiêu đãi mình món ngon/ Nhưng ví thử không thích/ Cũng đừng chê:
Dở òm.
10/ Đừng
vứt rác bừa bãi/ Những nơi mình đi qua/ Nếu không có thùng rác/ Hãy dồn đem về
nhà.
11/ Gọi
hoặc nghe điện thoại/ Câu đầu tiên phải là/ “A-lô, xin chào… ạ”/ Đừng tắt trước
người ta.
12/ Lịch
sự và tử tế/ Với người dưới người trên/ Cả lao công, gác cổng/ Đều là việc đáng
khen.
TÔI ĐI LÀM CĂN CƯỚC
Định chưa làm bây giờ bởi ngày nào qua
các điểm làm căn cước cũng thấy đông đúc, chen chúc. Vả chăng cũng đã có quy
định trên 60 tuổi mà đã có đang dùng thì không nhất thiết phải làm. Nhưng ngoài
kia Loa phát thanh oang oang, cán bộ xóm đến thông báo lần 2 rồi lần 3… Bà vợ
thì giục riết, không làm nay mai lại phải lạy lục người ta…
Buổi tối ra Công an phường, xe máy, xe
đạp để đầy sân, người ra vào nhộn nhịp, tiếng cười nói râm ran. Định về khi nào
thưa người thì làm, mãi đến mùng 1 tháng 7 cơ mà. Nhưng lại chậc lưỡi: Xem xem
họ làm thế nào. Chờ mãi, chờ mãi thì cũng được chụp ảnh và sang bên ngồi đợi
lấy vân tay. Nhiều người suôn sẻ nhưng cũng có người không lấy được vân tay.
Tôi là một trong số ấy.
Cô công an phụ trách lăn đi lăn lại mà
máy cứ báo lỗi, sau cô bảo:
- Tay bác có mồ hôi, bác ra kia rửa tay
thật sạch đi mới lấy được.
Ra phòng vệ sinh, rửa tay kỳ cọ xà
phòng… lau khô… Lại làm lại mấy lần cũng không xong.
Cuối cùng cô bảo: “Trên Công an thị xã
có máy đọc hiện đại, bác phải lên đấy làm thôi”
Lại chạy tiếp 5km nữa, thôi đã quyết thì
phải theo. Trời đêm mát mẻ, rủ mấy thằng cháu thành đoàn kéo lên. Trên này vắng
teo, các bộ phận đang ngồi chơi. Đưa Căn cước 12 số ra gõ số vào, trên màn hình
hiện ra hết các thông tin đã khai báo trước đây. Chỉ thêm có mấy phút để chụp
ảnh và lăn tay. Máy xịn nên vân hiện rõ mồn một chi tiết, chả phải làm đi làm
lại.
Qua phần thanh toán cháu gái bảo hết 53
ngàn (trong khi ai có CMND 9 số chỉ phải nộp 33 ngàn). Thắc mắc điều quái gở
này, chú công an đồng cảm: “Chúng cháu cũng thấy quá bất cập, nhưng quy định
thì phải thực hiện thôi”
Hóa ra những ai tích cực chấp hành đi
làm CCCD trước đây đã bị mất công, mất tiền một lần rồi, nay lại bị “phạt” thêm
một lần nữa
Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021
TÌM LẠI DẤU XƯA
TÌM
LẠI DẤU XƯA
Lẫn trong
sương khói ngàn xưa
Cốt hồn còn
đọng như chưa muốn tàn
Ai về bơi
ngược thời gian
Tìm trong quá khứ cũ càng… Dấu xưa
Gần như các khung cảnh
đang lọt thỏm giữa những nhà và nhà hiện đại cao tầng đang vây bọc xung quanh.
Nó cổ kính và có vẻ như bẽ bàng, yếm thế trong sự già, sự xấu đi hàng ngày của
mình. Khi mà khắp làng đều như vậy cả thì đó là lẽ thường; bỗng dưng còn sót lại
vài thứ nó trở thành lạ lẫm. Vẫn những cách ứng xử khác biệt cùng đồng thời tồn
tại. Giữ để bảo tồn di tích, kỷ niệm của người xưa hay phá đi làm mới cho đẹp.
Hỏi một cụ già 87 tuổi
rằng cụ nghĩ sao trước vấn đề này. Cụ trầm ngâm chỉ sang những tòa nhà cao ngất
ngưởng của các con ngay bên cạnh:
-
Tôi cũng muốn lưu lại những cái nó gắn bó với
mình từ lúc còn thơ bé nhưng đời mình cũng chỉ biết được đến đây thôi. Rồi sau
này mình chết đi, chúng nó sẽ thay đổi cả.
Nhìn cái cổng cũ làm
từ hơn 80 năm nay với những cái cổng to cao lừng lững mà thấy chạnh lòng thương. Có
lẽ rồi đây nó chỉ còn trong hoài niệm của các cụ già hoặc tranh ảnh trưng bày
trong các Bảo tàng đồ cổ.
VỀ QUÊ QUAN HỌ NGHE HÁT QUAN HỌ
VỀ QUÊ QUAN HỌ XEM HÁT QUAN HỌ
Quan họ vốn
đã mượt mà, tình tứ, du dương nhưng nếu được về một vùng quê Quan họ để thưởng
thức thì cái cảm nhận kia lại càng được nhân lên.
Hội làng Cẩm
Giang có một đoàn hát Quan họ về Ao đình phục vụ bà con. Thời công nghệ nên âm
thanh được khuếch đại, dàn nhạc đã có sẵn, micro không dây, loa và tăng âm để
trên bờ có người điều chỉnh.
Trang phục
các cô áo mớ bảy mớ ba, yếm thắm, thắt lưng xanh, nón thúng quai thao. Các anh
thì áo lương đen, khăn xếp, tay cầm ô che. Trong không gian lễ hội cứ văng vẳng
những ca từ Hừ
la… La
rằng… A hồi a…
Tôi hỏi một
bác đang ngồi xem ven hồ: “Chỉ có một đoàn hát này hay sao?”. Bác cho biết: Ở
bên Nhà Văn hóa còn một Sân khấu nhỏ hát giao lưu giữa các xóm, nhưng họ thích
xem hát trên ao vì đây là ca sĩ chuyên nghiệp”.
Có đến 3
người xin hát cùng ca sĩ, họ cho tiền khá nhiều, một người 500 ngàn và 2 người
kia mỗi người 200. Cũng có người cổ vũ bằng cách thướng tiền, tuy không nhiều lắm,
dăm mười ngàn thôi, cũng bởi đoàn hát đã được Ban Tổ chức thanh toán rồi. Thực
ra, với loại hình dân ca truyền thống đang dần dần mai một này mà có sự động
viên, khích lệ để họ ra sức gìn giữ vốn cổ dân tộc thì thiết nghĩ cũng không có
gì là quá đáng.
Đến hẹn lại lên… Ngày này năm sau
lại một mùa hội mới như xuân sang hoa nở tuần hoàn.