Cách độ 7 năm
nay tôi hay vào xem “Tuấn Công thư phòng” và cũng từ đó biết được những tranh
luận xoay quanh các Từ điển của cố GS Nguyễn Lân. Bằng vốn tri thức phong phú
do tự học lại qua trải nghiệm thực tế nên những lập lý mà Hoàng Tuấn Công phản
biện lại là xác đáng, khó ai có thể bắt bẻ. Anh ta dẫn liệu từ nhiều nguồn và
phân tích rất logic với thái độ rõ ràng, mạch lạc và khá thẳng thắn. Ví dụ: Chỗ
này GS Nguyễn Lân sai, chỗ kia GS Nguyễn Lân chắc bị nhầm...
Gần đây các bài
viết rời rạc ấy được in thành sách và phát hành rộng rãi được đông đảo bạn đọc
đón nhận, hoan nghênh.
Và cũng gần đây
có một số tờ báo, một số học giả có danh GS, TS, nhà báo, nhà văn viết bài nói
rằng sách của Hoàng Tuấn Công cũng bị sai nhiều (mặc dù chỉ dẫn ra được vài ví
dụ, mà chắc gì đã sai). Xem các bài cãi ấy thì thấy trình độ của các vị còn non
xanh nhiều so với Hoàng Tuấn Công. Các vị đã mắc những lỗi ngụy biện sơ đẳng
trong tranh luận và nghiên cứu khoa học. Có thể kể ra như sau:
+ Ngụy biện dựa
vào tình cảm: “Cụ cao tuổi như thế mà còn làm được thế là sự cố gắng lớn lao”.
Luận cứ này không có tác dụng bảo vệ lý lẽ của vấn đề đang tranh luận.
+ Ngụy biện dựa
trên sự tôn vinh từ quá khứ: “Dù sao cụ cũng đã được Nhà nước ghi công và được
rất nhiều người ngưỡng mộ”. Người ta chỉ ngưỡng mộ những công trình đóng góp có
giá trị, còn chỗ cụ bị sai thì làm sao mà ngưỡng mộ được. Mà Từ điển do cụ biên
soạn lại có đến hàng ngàn lỗi.
+ Ngụy biện dựa
trên uy tín của người khác: “Nhà thơ A người đã dịch đến hàng trăm bài thơ Đường
cũng đã viết như vậy”. Lập luận này chưa chắc, rất có thể nhà thơ A cũng sai mặc
dù ông từng dịch hàng trăm bài thơ Đường.
+ Ngụy biện bằng
cách tung hỏa mù: “Mỗi vấn đề có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác
nhau”. Như vậy có thể hiểu cụ Nguyễn Lân cũng không sai mà chỉ là cách nói
khác. Điều này không đúng bởi đã rất nhiều đoạn HTC nói rằng: GS Nguyễn Lân
không sai nhưng chưa đủ hoặc là giảng nghĩa quá rộng khiến người đọc hiểu sai.
+ Dùng một cái
đã sai để bảo vệ cái sai: Dẫn ra cuốn Từ điển nào đó để chứng tỏ GS Nguyễn Lân
đúng. Thực ra cuốn Từ điển này và Từ điển GS Nguyễn Lân chỉ là một.
Sau khi cuốn
sách của Hoàng Tuấn Công phát hành, nhiều người tỏ ra lạ lẫm không biết anh ta
là ai? Ở đâu? Làm gì?
Có thể nhiều người
cũng đã biết, nhưng xin nói lại Hoàng Tuấn Công là một nhân viên Ban Khuyến
nông tỉnh Thanh Hóa. Anh ta sinh năm 1970, học Tổng hợp Sử, về chạy việc mãi
không xong, may sao vào được Ban Khuyến nông và ở đó cho đến nay.
Tôi ngưỡng mộ
Hoàng Tuấn Công ở cái sự tự học và bản lĩnh trong tranh luận. Vốn tri thức về
xã hội, ngôn ngữ, Hán văn còn hơn hẳn nhiều học giả, giảng sư hiện hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét