ĐỐT MÃ
Tục đốt đồ
mã vào tháng Bảy âm lịch đã có từ lâu, nó xuất xứ từ bên Tàu, quê tôi bà con thường nói gọn là đốt bảy.
Những người
chết trong năm thì gọi là bảy mới. Bảy mới được chú ý đầy đủ hơn bảy cũ.
Hồi trước
hầu như các nhà tự làm. Mua một ít giấy màu các loại rồi cắt dán áo quần, giày
dép, mũ nón. Ai không làm được thì nhờ người khéo tay làm. Nói chung chỉ mang
tính ước lệ, tượng trưng, không như bây giờ.
Gần đây tục đốt bảy có vẻ rườm rà hơn. Quan niệm dương sao âm
vậy nên không chỉ có quần áo, giày dép như trước mà còn có cả ô-tô, nhà lầu,
ti-vi, điện thoại… Đồ mã bây giờ đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và
nói chung là khủng khiếp.
Mấy hôm trước, nhà hàng xóm chỗ tôi đốt bảy. Khi mang đi hóa
gặp cơn gió to, tro bụi bốc mù trời, rải xuống phân phát khắp cả xóm. Xem trong
sách thì thấy tục đốt vàng mã có gốc gác từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt
Nam. Nhưng các cụ ta cũng vận dụng rất khéo: tự làm và thường chỉ có tính tượng
trưng. Ngay cả tiền vàng xưa cũng chỉ quét một chút phẩm đỏ gọi là tiền. Không
như thời nay in tiền giấy, đô-la âm phủ trông không khác gì tiền thật.
Tháng Bảy cũng là tháng kiêng hết các công việc, từ cưới hỏi
cho đến xây nhà, mua sắm… Nhiều cái kiêng cực kỳ vô lý như kiêng đẻ vào tháng bảy.
Có nhà cho đi mổ đẻ từ tháng Sáu để tránh. Vậy là xã hội tạm thời ngưng đọng suốt
một tháng trời.
Nhưng cũng có ngành làm ăn khá đó là nghề làm đồ hàng mã và
các ông thầy cúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét