CỐI ĐÁ THỦNG
Ai về làng
quê để ý sẽ thấy đây đó có những chiếc cối đá thủng. Đã có người nào thắc mắc:
Sao nó lại bị thủng chưa?
Xưa kia
thời chưa có nhiều máy móc còn nặng về lao động thủ công thì chiếc cối đá là
một công cụ vô cùng hữu dụng. Loại to gọi là cối đá đại, mùa gặt úp
xuống đập lúa, có khi chôn xuống đất làm cối giã gạo. Loại nhỏ hơn một người bê được gọi là cối dò dùng
chày tay để giã cua, giã cáy, giã vừng… Lúc cần vật nặng làm đối trọng người ta vần cối đá ra đè,
kê, chặn…
Ngày này qua tháng khác, cối đá âm thầm phụng sự người
nông dân. Dần dà mặt cối nhẵn lỳ, trơn bóng một màu xanh của tạo hóa, chỉ thi
thoảng gợn lên những vằn gân trắng. Nào tưởng đâu là đá thì rắn chắc, vững bền
lắm. Thời gian va chạm, chà xát đã khiến cho cối mòn vẹt đến đáy. Cho đến khi nó
hết vai trò của chiếc cối.
Tuy vậy nó vẫn chưa nghỉ hẳn mà đi làm việc khác, làm chân đế
cho các giàn bầu bí, kê bậc lên xuống…
Bây giờ thì đi tìm anh ta cũng
hơi khó, kể cả những cái cối chưa thủng. Vậy mà có người đã bỏ công sưu tầm
hàng chục cái bày trong nhà coi như một bộ sưu tập đồ cổ. Ít ra ở xứ Thanh này cũng có 2 người mà tôi biết là Hưng Nguyễn và Ngôn Nguyễn Hữu