Mùa này lau đang tàn. Chả bù cho cách đây vài tháng còn trắng một góc trời, vẫy vẫy rào rạt trong gió sớm. Dân làm chổi vào núi cắt những cọng lau kia về bó thành chổi.
Chợt nhớ đến Đinh Bộ Lĩnh với giai thoại "cờ lau đánh giặc". Ấy là thuở nhỏ ông thường bày trò cho bọn trẻ chăn trâu đánh trận giả và lấy bông lau làm cờ hiệu. Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, lên ngôi hoàng đế xưng vương là Đinh Tiên Hoàng.
HẮT HIU LAU XÁM
Thường nói đến hoa Lau ta nghĩ đến Lau trắng nhưng thực ra khi đã trắng là hoa
đã mãn và bắt đầu tàn.
Thoạt tiên hoa Lau có màu xanh non, bông chóc lên trời
khép nép, thời gian nữa Lau dần chuyển sang màu xám. Màu xám của Lau hòa lẫn
vào cỏ cây, núi đồi gây cảm giác tẻ nhạt, buồn bã, hưu quạnh.
Khi đã nuôi đủ dưỡng chất Lau mới nở những sợi non tơ
màu trắng. Tơ bông lau tuốt về làm gối thì tuyệt vời, người miền núi hay dùng
gối Bông Lau.
Nhìn cả bãi Lau lấp loáng màu trắng trong chiều đông
nắng nhạt thật là vui mắt. Lau rung rinh theo gió như hát khúc ca ngàn đời
trước khi hóa thân cho một mùa Lau khác.
MIỀN HOA LAU
Đi ra gần đến Dốc Xây rồi rẽ về bên trái, đi tiếp độ 5 km về phía Thạch
Thành ta bắt gặp cả một sườn đồi Lau trắng vẫy vẫy rào rạt trong gió chiều. Lau
ở hai bên đường, Lau bò lan trong thung lũng, Lau làm trắng một góc trời. Lau
đứng một mình thì cảm thấy bẽ bàng, cô đơn. Phải có cộng đồng nhà Lau thì Lau
mới tung bay rực rỡ. Không ai mang Lau về nhà làm cảnh, nó chỉ đẹp khi đang ở nơi
núi đồi hoang dã vốn là quê hương ngàn đời của nó.
Chợt
nhớ đến Đinh Bộ Lĩnh với giai thoại "Cờ lau đánh giặc". Ấy là thuở
nhỏ ông thường bày trò cho bọn trẻ chăn trâu đánh trận giả và lấy bông lau làm
cờ hiệu. Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, lên
ngôi hoàng đế xưng vương Đinh Tiên Hoàng khiến cho sứ Tàu cũng phải nể phục.
CỜ LAU TẬP TRẬN
Đinh Tiên Hoàng là người có
công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn trở thành hoàng đế đầu tiên của nước Đại Việt sau
hơn 1000 năm Bắc
thuộc.
Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra
là người khí phách khác thường, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau giả làm cờ bày trận đánh nhau.
Giờ đây nhìn quanh đền vua Đinh, vua Lê chả thấy có bông lau
nào. Sao Ban Quản lý không cho trồng Lau
ở vài nơi đất trống hoặc các bờ thành, chân núi để du khách có thêm một ấn
tượng về tiền nhân, về lịch sử.
Đành rằng những cây cỏ này hoang dại chả có mấy giá trị về kinh
tế. Có chăng sau này phát triển cho dân nghèo noi gương các quan chức thu làm
chổi đót mà làm giàu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét