Cái
Cối xay lúa, nó chỉ mới bóc vỏ trấu để ra hạt gạo lật, đang còn vỏ cám bám
ngoài. Muốn gạo trắng, ngon phải cho vào cối giã gạo, tách vỏ cám ra khỏi gạo.
Công đoạn ấy gọi là giã gạo. Từ những năm 90 trở về trước, khi mà chưa có máy
xay xát thì cối giã gạo rất thịnh hành trong mỗi gia đình.
Nhìn
ảnh có thể thấy nguyên lý Cối giã gạo thật là đơn giản theo nguyên tắc đòn bảy
của vật lý. Làm cái cối giã gạo cũng không khó như đóng cối xay. Một đoạn gỗ thẳng,
lắp vào cái chày ở một đầu còn đầu kia làm bàn đạp. Một cái nõ làm trục xuyên
ngang thân gỗ. Đóng cái bệ có 2 trụ để cái nõ tỳ vào và quay trên đó. Phía bàn
đạp có khắc những khấc ngang để khi đạp chân vào khỏi bị trượt, phía dưới đào một
hố sâu xuống đất. Kiếm một cái cối đá đại chôn về phía đầu chày. Vậy là đã có một
chiếc cối giã gạo.
Cối
nhà nào hoạt động nhiều thì cái nõ, đôi trụ và đầu chày thường bị mòn vẹt. Có
những khi phải dùng rơm hoặc giẻ rách độn quanh nõ để điều chỉnh cho cối khỏi
nghiêng. Vì thế khi làm cối phải đặc biệt chú ý các bộ phận này, nhất là cái
chày, nhà nào kiếm được cái chày gỗ nghiến hoặc gỗ sến thì yên tâm, mấy năm
không phải thay.
Tôi
quen một ông chủ có cái nhà sàn và sưu tầm các đồ vật cổ bày bên dưới. Trong số
các vật dụng cổ đó có cái cối giã gạo. Nhưng xem ra cái cối này mới làm, hình
như chưa giã được mẻ nào thì phải, mõm chày không tròn nhẵn mà đang còn nguyên
vết cưa. Bàn đạp cũng vậy, thiếu dấu vết của sức lao động nên chưa làm cho cái
bàn đạp trơn bóng như cái bàn cối lúc xưa.
Ai ở
nông thôn những năm ấy mà chả có một thời cò cưa xay lúa, giã gạo. Buổi đêm giã
gạo đến buồn ngủ rờ cả mắt. Buồn quá thì đếm cho qua thời gian, năm trăm hay bảy
trăm chày mỗi cối tùy theo cối nặng, cối nhẹ. Hồi còn nhỏ chúng tôi được giao
cho việc vừa giã vừa đếm nhưng thường hay láu cá đếm nhảy cóc để nhanh còn đi
chơi. Mẹ biết tha cho ra chơi dù biết rằng cối gạo vẫn chưa thật kỹ.
Cho
đến giờ nhắm mắt lại vẫn như đang còn thấy bóng mẹ âm thầm, kẽo kẹt bên cối gạo
góc bếp, mồ hôi ướt đầm lưng áo, mà lũ con cứ lêu lổng chơi ngoài sân đình….
Vẫn
nhớ như in hình ảnh mẹ già đã về đêm vẫn đang ngồi dần gạo, ngọn đèn dầu mờ tỏ
phía trước in bóng lên vách bếp chập chờn.
…….
Mỗi
vùng lại có kiểu cối giã gạo khác nhau. Miền núi dùng sức nước để nâng cối, nước
từ cái máng dẫn trên núi rót xuống chỗ bàn đạp là một cái phễu đựng nước. Sức nặng
của nước đã dìm bàn đạp xuống và kéo chày lên cao. Cứ ì uồm như vậy cả đêm cũng
được một cối gạo. Đồng bào Thượng ở Tây nguyên lại giã gạo bằng chày tay và rất
điêu luyện, vừa làm vừa hát các điệu dân ca của họ….
Tập
“Nhật ký trong tù” có bài thơ liên quan đến giã gạo:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo
giã xong rồi trắng tựa bông”
Sống
ở trên đời người cũng vậy
Gian
nan rèn luyện mới thành công
Bài
thơ ấy của cụ Hồ nói về chuyện giã gạo nhưng đâu chỉ có đơn thuần chuyện giã gạo.
Cụ mượn nó để nói chuyện đời.
Bài thơ Giã Gạo của cụ Hồ là slogan nổi tiếng tại cổng Trường THPT Lê Hồng Phong Nam Định đấy bác.
Trả lờiXóa