Lâu nay thuật ngữ “Liêu
Trai” thường dùng để ngầm chỉ những sự kỳ ảo, ma quái trong cõi thần tiên, huyền
hoặc. Có lẽ nguồn gốc của nó xuất phát từ tên tác phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ
Tùng Linh chăng?
Trước đây tôi cũng chỉ mới
được đọc vài ba chuyện trích đăng trên các báo. Một cảm giác chung là hơi bị
rùng rợn, kển tóc gáy giống như đọc các chuyện kinh dị vậy. Nào là người chết
bỗng dưng sống lại, nào là người ân ái với ma, rồi hồ li tinh nhập vào đứa bé…..
Lối kể trong các chuyện vừa
cổ kính vừa hiện đại và đặc biệt rất cuốn hút thật xứng đáng là một Thiên cổ kỳ
thư. Hàng mấy trăm câu chuyện như vậy đã được Bồ Tùng Linh thu nhặt, sáng tạo
và chép lại để cho hậu thế sau này thưởng thức. Gần đây trang mạng http://nhacso.net đã công phu cho người đọc và ghi âm trọn bộ
Liêu Trai chí dị. Đêm lạnh mưa phùn gió bấc, mở ra nghe cũng rùng mình, lâng
châng như đang đi về miền cổ tích.
Chuyện ma quái nhưng
nghĩ kỹ thì đó chính là cõi người xưa nay vậy. Có chuyện không tiện nói thẳng
thì mượn ma để nói. Có chuyện các nhân vật toàn là hồn ma nhưng đằng sau những
hồn ma ấy thấp thoáng có bóng người.
Cái con ma Bồ Tùng Linh
đã làm bao thế hệ dịch giả, độc giả, văn sỹ, thi sỹ đời sau phải tốn không biết
bao nhiêu giấy mực luận bình mà vẫn còn nhiều điều chưa thỏa đáng.
Dịch giả Lê Văn Đình
nguyên là giáo viên Văn của trường THPT Chuyên Lam Sơn, một nhà Hán học tầm cỡ
Quốc gia, một nhà giáo sống bộc trực, phóng khoáng để lại nhiều giai thoại. Ông
là người xứ Thanh Hoa, nay đang nghỉ hưu ở Hà Nội. Ông đã cần mẫn dịch hàng
chục đầu sách từ Hán văn ra Quốc ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét