Trang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

LÊ QUÝ ĐÔN

Thị xã Bỉm Sơn có trường THCS Lê Quý Đôn, trước đây nó có tên là trường Năng khiếu, sau lại có tên gọi là trường Chuyên. Việc tuyển sinh vào trường này chưa khi nào là hết nóng. Dù sao ở trường này thầy cô cũng đã được chọn lọc, cơ sở vật chất cũng được đầu tư khá hơn. Tôi có một băn khoăn nhỏ: Không biết học sinh học ở ngôi trường ấy có biết ông Lê Quý Đôn là ai không?
Tôi có một băn khoăn nhỏ: Không biết học sinh học ở ngôi trường ấy có biết ông Lê Quý Đôn là ai không ?
Hỏi bất chợt một em học sinh lớp 8 về chuyện này. Em hồn nhiên trả lời: “Cháu cũng chỉ biết sơ sơ, hình như ngày xưa ông ấy làm quan to lắm”. Gạn hỏi thêm, chả biết gì khác nữa.
Khi thầy Đặng Vũ Mẫn còn đang làm Hiệu phó, tôi hay đến chơi với thầy. Thầy cho biết có ý định phổ cập rộng rãi trong học sinh cuốn sách Kể chuyện Lê Quý Đôn để hiểu biết về danh nhân tên trường.
*********************
Lê Quý Đôn (1726-1784) quê quán huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Thuở nhỏ, ông nổi tiếng ham học, thông minh. Cả ba khoa thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.
Ông được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng, biệt phái đi đến nhiều vùng miền. Đến đâu ông cũng đọc sách, suy nghĩ, hỏi han và ghi chép cẩn thận. Là một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng, ông đã biên tập rất nhiều sách về lịch sử, địa lý và văn hóa của nước nhà. Khối lượng các tác phẩm ông để lại cho đời sau thật vô cùng đồ sộ và phong phú: Vân Đài loại ngữ, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục…
Gần gũi và quan tâm đến đời sống nhân dân, ông cũng đã có rất nhiều những đề nghị cải cách dâng lên triều đình. Cũng có nhiều đề xuất của ông đã được chấp thuận và sửa đổi.
Ông đã cảnh báo Triều thần rằng nước sẽ mất khi mà: “Một, trẻ không kính già; Hai, trò không trọng thầy; Ba, binh kiêu tướng thoái; Bốn, tham nhũng tràn lan; Năm, sỹ phu ngoảnh mặt”
Nhà sử học Phan Huy Chú đã nói về ông:

"Ông có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà vẫn giữ tính nết thuần hậu. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời sách, học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Ông làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét