Trong chiến tranh, sự
tích Hang Tám cô là một sự tích bi hùng, đau thương và để lại nhiều day dứt cho
những người đang sống.
Cuối năm 1972, máy bay Mỹ bắn phá ác liệt trên tuyến đường 20
ở phía tây Quảng Bình. Lúc đó, 8 Thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ đã chạy
vào hang trú ẩn; không may bom đã làm cho một khối đá khổng lồ sập xuống bịt
kín miệng hang. Đồng đội đã dùng mọi phương tiện hiện có lúc ấy để giải cứu nhưng
không thành. Nhiều ngày trời sống
trong tuyệt vọng rồi kiệt sức, đến ngày thứ 9 thì không còn nghe thấy tiếng gọi
nhói lòng của các thanh niên xung phong nữa. Hang đá thành nấm mồ chung. Mãi đến năm 1996, người ta mới dùng khoan máy phá đá cửa
hang, thu nhặt hài cốt của các liệt sỹ. Địa phương đã xây cất một ngôi đền bên
cạnh để hương khói, thờ cúng. Danh sách 8 người đã hi sinh đều quê ở huyện Hoằng
Hóa, Thanh Hóa:
1/ Trần Thị Tơ (1954-1972) – xã Hoằng Trường
2/ Lê Thị Mai (1952-1972) - xã Hoằng Thịnh
3/ Đỗ Thị Loan (1952-1972) – xã Hoằng Ngọc
4/ Lê Thị Lương (1953-1972) – xã Hoằng Thịnh
2/ Lê Thị Mai (1952-1972) - xã Hoằng Thịnh
3/ Đỗ Thị Loan (1952-1972) – xã Hoằng Ngọc
4/ Lê Thị Lương (1953-1972) – xã Hoằng Thịnh
5/ Nguyễn Văn Huệ (1952-1972) – xã Hoằng Trường
6/ Nguyễn Văn Phương (1954-1972) – xã Hoằng Trường
7/ Nguyễn Mậu Kỹ (1947-1972) – xã Hoằng Đạt
8/ Hoàng Văn Vụ (1953-1972) - xã Hoằng Hà
Gọi là hang Tám cô nhưng có 4 người nam và 4 người nữ.
6/ Nguyễn Văn Phương (1954-1972) – xã Hoằng Trường
7/ Nguyễn Mậu Kỹ (1947-1972) – xã Hoằng Đạt
8/ Hoàng Văn Vụ (1953-1972) - xã Hoằng Hà
Gọi là hang Tám cô nhưng có 4 người nam và 4 người nữ.
Chúng tôi đăng ký với
Ban Tổ chức vào viếng các anh chị. Lễ viếng được tiến hành hết sức trang
nghiêm. Người dẫn chương trình long trọng giới thiệu đoàn, tiếng nhạc buồn trầm
hùng, rền rền cất lên, sau đó anh Cận lên đọc lời khấn, anh Tiến đọc một bài
thơ viếng rồi chúng tôi vào thắp hương. Nhiều người mủi lòng, thương cảm quá đã
sụt sịt khóc.
Trên đường về ai nấy
đều trầm tư. Có lẽ cái sự kiện thăm hang
Tám cô đã gây nên chấn động trong tâm can về cõi nhân sinh của kiếp vô thường.
Tôi đã viết một bài thơ sau chuyến đi này:
Tôi đã về thăm
hang Tám cô
Đạn bom vùi lấp
phải chung mồ
Phiêu diêu Thể
phách miền thiên cổ
Linh ứng Hương hồn
cõi lãng du
Mười tám tuổi
tròn đời trong trắng
Bốn mươi năm lẻ
bụi chưa mờ
Tâm nhang một
nén lòng thương cảm
Nhỏ lệ ghi thành
mấy ý thơ
Lúc về chúng tôi đi đường khác có vẻ như âm u hơn vì chỉ nhìn
thấy rừng cây, núi đồi và khe suối. Lái xe chưa đi lên đây khi nào, lại không
thấy có người mà hỏi thăm nên đã có vẻ như hơi hoảng. Bầu trời đã từ từ chuyển
sang sẫm màu hoàng hôn. Chúng tôi động viên cậu: “Yên tâm đi, các cô sẽ phù hộ
cho chúng ta”. Quả vậy đi thêm một đoạn thì gặp được chiếc xe Ben chạy ngược
chiều. Dừng lại hỏi và được biết còn mươi cây số nữa sẽ ra đường Quốc lộ. Bấy
giờ mới thở phào. Hú vía! Nếu không có thể hôm ấy chúng tôi sẽ phải ngủ lại giữa
rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét