Hôm
trước mấy anh em cùng chơi Facebook với nhau ngồi tâm đắc và sở nguyện về những
điều mình đã chia sẻ. Nói chung ai cũng cảm thấy hay, có sự động viên của bạn
bè, anh em, đồng nghiệp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những lời phàn nàn lẽ ra
không đáng có. Xin dẫn ra đây để mọi người cùng suy ngẫm.
Có
người đã buồn cả tuần vì “Kết bạn” mà không được bạn kết. Nhớ lại năm ngoái tôi
cũng gặp tình huống tương tự, sau đó anh em mới hiểu nhau và giải tỏa. Tôi hỏi lại anh:
- - Có thể là người ta bận quá mà ít vào mạng nên
không biết.
- Không phải vậy! Tôi vẫn thấy có bài mới
gần đây. Mà tôi với anh ta là chỗ quen biết nhau từ trước. Có phải xa lạ gì mà
còn ngờ vực. Tôi có tên, có tuổi, có địa chỉ, có hình ảnh chính chủ đàng hoàng.
Tôi giơ tay ra để bắt tay anh, chả lẽ anh lại rụt tay lại. Vậy anh coi tôi là
cái hạng người gì.
Tôi
vẫn còn chút hoài nghi rằng người kia đã không để ý đến cái nút “Lời mời Kết bạn”
ở góc trái màn hình. Và ở đấy biết đâu còn có mấy chục số màu đỏ đang chờ.
Phần
tôi, thường ít để ai phải chờ. Khi nhận được “Kết bạn” của người lạ, tôi sẽ vào
vào xem Facebook của bạn. Hầu như các bạn đến thăm hoặc kết bạn đều rất tốt, cởi
mở, chân thành. Tuy nhiên cũng có vài lần phải chặn vĩnh viễn đấy.
Lại
có người kêu ca rằng mình đưa nội dung lên, cũng có nhiều người vào đọc rồi cứ
thế lẳng lặng đi ra chả có ý kiến gì. Hôm sau gặp, lại còn tỉnh bơ: “Cậu kiếm
được ở đâu cái chuyện ấy”.
Tôi an ủi anh: Không gian mạng mà! Đừng trách
họ, quyền riêng tư. Giống như đi Hội chợ ấy, có người họ chỉ đi ngắm không mua
thì đã sao.
Nhưng
mà theo tôi, thôi không để lại lời bình luận thì cũng nên bấm vào nút “Thích” như
một lời chào xã giao cho lịch sự, ấy là cái lẽ thường tình khi đến thăm nhà
nhau. Kể ra cái nút “Thích” ấy thay bằng chữ “Đã xem” thì đúng nghĩa hơn vì có
nhiều nội dung bấm vào đấy nó vô duyên quá.
Cô bạn
tôi cũng có đôi bài thơ đăng trên mạng. Ý tứ xem ra cũng được. Nhưng lại có người
chê, có người bình luận đượm vẻ khôi hài. Cô nổi xung lên coi như một sự xúc phạm.
Ngôn ngữ chửi được vận dụng đưa cả vào Facebook của mình, chẳng ngán bố con thằng
nào.
Tôi mới bảo cô rằng: Phải tập sống chung với
lời khen, tiếng chê. Khen chưa chắc đã hay mà chê cũng chưa hẳn là dở. Khen
nhiều là họ vuốt ve mình, là làm cho mình huyễn hoặc cứ tưởng tài giỏi quá sinh
kiêu. Chê đúng tức là họ quý mình. Tất nhiên cái văn hóa chê này còn phải bàn
thêm. Chê sao để người nghe còn tiếp thu được. Kể cả chê không đúng thì mình cũng phải bình tâm. Có thể mất đi một người bạn
nhưng đừng để có thêm một kẻ thù.
Lịch
sử văn minh loài người thì đã mấy ngàn năm, nhưng lịch sử xuất hiện của Facebook
thì còn quá ngắn ngủi, tránh sao khỏi bỡ ngỡ.
Hy vọng rằng mỗi người
hãy tự điều chỉnh để mạng ảo và đời thực luôn luôn hài hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét