Nhà tôi có một vài thứ vật dụng tương đối cổ đó là cái
bát con, cái chén uống nước và cái đĩa. Cái chén bị vỡ nên phải thuê thợ bịt bạc
(nghề thợ bạc rất phổ biến ở nước ta hồi trước). Từ những thế kỷ xa xưa mà nước
men gốm đã tinh xảo, trong và bóng. Cấu trúc mỏng mảnh mà thanh thoát, hoa văn
đơn giản mà đẹp. Dưới trôn còn ghi 2 chữ Hán: Nội phủ (chỉ dùng trong cung vua,
phủ chúa). Đặc biệt có 2 câu thơ mà giới chơi đồ cổ cho là khá thịnh hành trên
các đồ gốm sứ thời xưa:
Sự phùng đắc ý nghi hưu tức
Phú quý trường trung dị bạch đầu
Dịch nghĩa: (Gặp sự đắc ý thì nên dừng - Còn phú quý dễ làm ta
bạc đầu)
Gặp sự vừa lòng
đừng đắc ý
Phú quý khiến ta
đến bạc đầu
Một
kiểu triết lý sống của các nhà nho, các bậc trí giả cao minh hiểu đời, biết
mình, biết tiến, biết thoái. Một cách để tự răn mình, tự tu thân không để cho
bả công danh cám dỗ, dẫn dắt.
Lần
lại những trang sử cũ của nước nhà không thiếu gì những bậc kỳ tài, kinh bang
tế thế, văn võ toàn tài. Ấy thế nhưng xin khước từ mọi bổng lộc, phú quý của
triều đình để được về nơi non thanh thủy tú ẩn dật đọc sách, làm thuốc, dạy học
vui thú cảnh điền viên.
Chu
Văn An dâng sớ lên vua Trần Dụ Tông đề nghị chém 7 tên gian thần nhưng không
thèm tranh quyền, đoạt vị. Trước sau chỉ một mực xin treo ấn từ quan về mở
trường học, đào tạo nên biết bao danh sĩ, trở thành người thầy của muôn đời,
được rước vào thờ trong Quốc Tử Giám như một Tổ sư của nghề dạy học.
Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác học rộng, biết nhiều, tinh thông y lý, được vời vào
phủ Chúa chữa bệnh cho Thái tử Trịnh Cán. Nhà Chúa cố giữ ông lại với nhiều ân
huệ, biệt đãi nhưng ông cương quyết viện cớ tuổi già, ốm yếu để được trở về quê
ngâm thơ, làm thuốc, chữa bệnh cho dân nghèo.
Thời
nhà Mạc có Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng nguyên, làm quan to trong triều nhưng
được mấy năm thì xin về trí sĩ, vui cùng vườn rau ao cá, làm thơ, viết sách.
Ông trường thọ đến 95 tuổi. Trong quyển “Bạch
Vân thi tập” của ông có bài thơ Nhàn:
Một mai, một
cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao
Thời hiện đại, những Nguyễn
Đức Kiên, Dương Chí Dũng cứ tưởng rằng còn phú quý đến nhiều đời sau mà vướng
vào lao lý. Giá như họ đọc và ngẫm kỹ hai câu thơ kia: “Gặp sự vừa lòng đừng
đắc ý \ Phú quý khiến ta đến bạc đầu” thì biết đâu đã không gặp phải cái kết
cục cay đắng như ngày hôm nay.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao
Tooi nghĩ là Tuyên hưu tức chứ không phải Nghi hưu tức quý anh ạ. Bộ Miên trên chữ Nhật , cuối cùng là chữ Nhất . Nhìn thoáng qua cũng hao hao giống chữ Nghi
Trả lờiXóa