Ông Phạm Bá Cảng lấy cô tôi nên tôi gọi ông là dượng.
Nguyên quán ở làng Đông, xã Hà Dương, huyện Hà Trung,
Thanh Hóa. Sớm lưu lạc từ thời trai trẻ, ông tham gia kháng chiến chống Pháp,
học Thiếu sinh quân, học Y tá. Trong Cải cách ruộng đất năm 1955 gia đình dính
vào thành phần địa chủ nên ông đã đưa cả vợ con trốn ra Hà Nội mưu sinh. Năm
1963, Hà Nội yêu cầu giãn dân, gia đình ông lại bị đẩy lên Lào Cai ở huyện
Sa-pa.
Năm 1979, giặc Tàu đánh sang biên giới, ông bà bỏ lại
cả cơ ngơi vườn tược, bồng trống nhau chạy loạn về quê Hà Dương tá túc.
Ít năm sau ông bà xin đất, đưa gia đình về ở thị xã
Bỉm Sơn định cư. Những năm đầu Bỉm Sơn mới thành lập đất cát còn dễ dàng.
Ông làm rất nhiều thơ thuộc nhiều thể loại nhưng phổ
biến là thơ truyền thống Lục bát và Đường luật. Nhiều bài hình ảnh sống động,
uyển chuyển khiến các nhà thơ chuyên nghiệp đôi khi cũng phải nể phục.
Năm 1996 thấy ông cặm cụi chép thơ trên cuốn sổ tay,
chữ nhỏ li ti, tôi bảo để tôi đánh máy
vi tính cho dễ đọc. Cuốn sổ tay có hàng trăm bài thơ do ông sáng tác và xướng
họa với bạn thơ quanh vùng. Tôi đọc và nhặt ra khoảng hơn ba chục bài đánh máy
cẩn thận lấy tên là Hoa Đồng Cỏ Nội. Xin chép ra đây một bài để mọi người cùng
nghiền ngẫm:
ĐỌC THƠ
TẢN ĐÀ
Mê thơ bác
Hiếu từ xưa
Ngày còn tuổi
trẻ bây giờ vẫn mê
Hương thơm
núi Tản bay về
Xem thơ bác
những dạ nghe rộn ràng
Bác từng lên
tới cung trăng
Mảng vui
cùng với chị Hằng năm nao
Tâm thư gửi
tận trời cao
Xin làm rể
nhưng trời nào có cho
Ngọc Hoàng
vén cánh mây mờ
Quẳng thư
trả lại, làm ngơ chuyện tình
Trời chê
vách nát lều tranh
Anh thi sĩ
kiết học hành hủ nho
Trời chê lo
chẳng ra trò
Việc đời lo
quẩn mà chi lo hoài
Bác lo tự
thuở thiếu thời
Bức dư đồ
rách không người bồi cho
Bác rằng đã
hứa liệu lo
Và rồi bác
bảo: “Để ta liệu bồi”
“Sông sông,
núi núi, bia cười
Nhưng rồi
dang dở quên lời hứa sao
Đến nay bác
ở lối nào
Để cho hậu
thế thấy nao nao lòng
Dư đồ bồi
vẫn chưa xong
Thực là đã
phụ cha ông mang về
Xa xôi bác
Hiếu có nghe…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét