Trang

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

LUẬT ĐƯỜNG THI

            Rùa đá
Rùa ở đền chùa nghĩ cũng thương
Bền gan, vững chí lại khang cường
Được thời thân thiện, kê trong điện
Gặp buổi nhiễu nhương, bỏ góc vườn
Bia đá chưa mờ lời học sỹ
Rêu phong vẫn tỏ dấu quân vương
Long, Ly, Quy, Phượng – Đời xem trọng
Cũng thuộc Tứ linh, chẳng thể thường
Đây là một bài ví dụ để minh họa cho Luật Đường thi
Cấu trúc bài Đường luật gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận và Kết. Mỗi phần gồm 2 câu.
Hai câu Đề (Câu 1, 2): Giống như mở bài, dùng để nêu vấn đề
Hai câu Thực (Câu 3, 4):  Mô tả vấn đề cụ thể  
Hai câu Luận (Câu 5, 6):  Đánh giá, luận bàn, mở rộng vấn đề này 
Hai câu Kết (Câu 7, 8):  Kết thúc, chốt lại. Thường có một ý nghĩa nào đó
Nói chung là vậy nhưng cũng có sự linh hoạt đan xen chút ít. Bài thơ Đường hay thông thường bố cục rành mạch, chặt chẽ.
Các nguyên tắc cơ bản trong Thơ Đường:

1/ VẦN:   Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ (nên gọi là thất ngôn bát cú).
1- Rùa ở đền chùa nghĩ cũng thương
2- Bền gan, vững chí lại khang cường
3- Được thời thân thiện, kê trong điện
4- Gặp buổi nhiễu nhương, bỏ góc vườn
5- Bia đá chưa mờ lời học sỹ 
6- Rêu phong vẫn tỏ dấu quân vương
7- Long, Ly, Quy, Phượng – Đời xem trọng
8- Cũng thuộc Tứ linh, chẳng thể thường
Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 phải cùng vần. Cụ thể bài này là: vần ương (thương, vương…). Cũng cho phép hơi lệch một ít như ương và ươn. Nhưng không được ương với inh, uân… Cụ thể trong bài thơ trên là 5 từ: thương – cường – vườn – vương – thường
Khi Hoạ thơ thì phải theo bài xướng, bắt buộc phải đảm bảo có đủ các vần chân của bài xướng (Nếu theo thứ tự như bài xướng là tốt nhất, tuy nhiên có thể đảo vị trí cũng không sao).
Kiêng dùng lại các từ thứ 6 của bài xướng. Ví dụ: không nên lặp lại “cũng thương”, “quân vương”…. Mà phải là: “yêu thương”, “ngôi vương”…

2/ LUẬT BẰNG TRẮC:
Tiếng Việt có 6 thanh. Thanh Huyền và thanh Không gọi là vần Bằng (B). Các thanh còn lại (sắc, nặng, hỏi, ngã) là vần Trắc (T)
Từ thứ 2, 4, 6 phải theo nguyên tắc “đòn gánh”. Nghĩa là nếu các từ thứ 2 và thứ 6 trong câu là Bằng thì từ thứ 4 ở giữa là Trắc và ngược lại.
Ví dụ 1:    Rùa    đền  chùa  nghĩ  cũng  thương (T-B-T)
Ví dụ 2:    Bền  gan,  vững  chí  lại  khang  cường (B-T-B)
Người xưa đã đúc kết: “Nhất Tam Ngũ bất luận - Nhị  Tứ  Lục  phân minh”
Nghĩa là chỉ chú ý các từ thứ 2, 4, 6 tuân theo nguyên tắc “đòn gánh”, đây là sự ràng buộc theo hàng ngang. Các từ 1, 3, 5 không quan trọng lắm.
Còn có sự ràng buộc theo hàng dọc ấy là “Niêm”

3/ NIÊM: Tất cả 8 câu ta đều chú ý đến các từ thứ 2, 4, 6. Bây giờ ta nói về từ thứ 2 trước. Nếu từ thứ 2 câu đầu tiên là Trắc thì gọi đó là bài thơ thể Trắc. Xem bảng để thấy bằng trắc bắt buộc của cả bài  (7 x 8 = 56 ô), rất chặt chẽ. Chỉ chú ý các từ thứ 2, 4, 6.
           Sơ đồ bài thể Trắc

T

B

T


B

T

B


B

T

B


T

B

T


T

B

T


B

T

B


B

T

B


T

B

T


Còn nếu từ thứ 2 câu đầu tiên là Bằng thì gọi đó là bài thơ thể Bằng:

B

T

B


T

B

T


T

B

T


B

T

B


B

T

B


T

B

T


T

B

T


B

T

B


4/ ĐỐI:  Hai cặp câu Thực và câu Luận bắt buộc phải đối: Danh từ với nhau, Tính từ với nhau, Số từ với nhau, từ láy với nhau, Từ Hán Việt với nhau…
Ví dụ: “thân thiện” ~ “nhiễu nhương” (từ láy) ; “bỏ” ~ “kê” (động từ)
“học sỹ” ~ “quân vương” (từ Hán Việt)…
Sau khi lắp ráp 56 từ theo đúng luật còn phải xem nghe có thuận tai không. Người ta gọi đó là tính thẩm âm. Ta thử phân tích bài sau đây để làm quen
             MỌT SÁCH
Kính nặng mắt lồi thật khổ thay
Chăm chăm, chú chú kể chi ngày
Cặp kè cuốn sách bên bờ cỏ
Đắm đuối tập thơ dưới gốc cây
Địa lý đông tây ưa thích đọc
                                               Thiên văn kim cổ ước mơ bay
Giờ đây mấy kẻ ham đọc sách
Tri thức coi chừng cũng trắng tay
Bài thơ hay là đảm bảo bố cục, đảm bảo luật, phối âm nhịp nhàng, dùng từ đắt giá. Vì thế 56 từ trong bài phải như những viên ngọc, được dụng công chọn lọc kỹ lưỡng. 

2 nhận xét:

  1. Có học không soi gương vẫn sáng
    Không danh có ráp bạc vẫn mờ

    Trả lờiXóa
  2. Có học không soi gương vẫn sáng
    Không danh có ráp bạc vẫn mờ

    Trả lờiXóa