1/ Đi
kéo te tôm:
Thời niên thiếu chúng tôi hay đi kéo te tôm
ở ven con sông đào trước nhà. Te kéo tôm
lớn hơn nhiều so với loại te kéo tép. Và nói chung không phải bôi hồ, bỏ thính
(cám rang) như te kéo tép ở trong đồng.
Thời điểm kéo te tôm đẹp thường là về chiều
và đẹp nhất là lúc chiều tối. Chỉ mang theo cái đèn chai lù mù, vì thế muốn cho
dễ thấy, mỗi cái te buộc vào đấy mẩu giẻ trắng. Kéo te lên nghe bên trong có
tiếng bật tanh tách là biết có tôm. Cái tập tính của loài tôm đã được dân ta
đúc kết bằng câu tục ngữ: ‘‘Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông’’ (Chạng vạng là
lúc hoàng hôn). Thời bấy giờ thủy sản còn khá sẵn, chưa bị tận diệt bằng các
loại kích điện như hiện nay.
2/ Họa sỹ vẽ tôm nổi tiếng
Tề Bạch Thạch (1864-1957) là một họa sỹ lừng danh của Trung Quốc.
Ông chưa từng qua một trường lớp đào tạo nào về Mỹ thuật, chỉ dựa vào năng
khiếu bẩm sinh và tự học. Ông vẽ phong cảnh, vẽ các loại côn trùng, cây cỏ rất
có hồn và đặc biệt nổi tiếng với những bức tranh vẽ về tôm. Đến nỗi khi nói đến
Tề Bạch Thạch là người ta nghĩ ngay đến hàng trăm bức tranh vẽ tôm của ông. Các
tác phẩm của Tề Bạch Thạch tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng vô cùng sinh động, đầy sức
sống, tạo nên một phong cách riêng biệt hết sức độc đáo.
3/ Chuyện Tôm bị đánh trượt:
Tóm tắt câu chuyện như sau:
“Được
hóa Rồng là mơ ước của muôn loài. Ngọc Hoàng biết vậy nên đã tổ chức một cuộc
thi vượt Vũ Môn. Cá rô nhảy qua được một đợt, đến các đợt sau thì bị rớt. Cá
trê nhảy không qua, ngã bẹp cả đầu. Còn tôm lợi thế có cái lưng cong và khả
năng bật càng, tuy vậy cũng đến lượt thứ ba mới qua được.
Cá
chép thì ranh mãnh nhờ một đợt sóng đưa lên cao, vượt luôn một lần qua Vũ Môn.
Chủ
khảo long trọng công bố Tôm và Cá chép được hóa Rồng. Tuy nhiên sau đó Tôm bị
phát giác là đã mang cứt trên đầu đến nơi thi làm ô uế trường thi và đã bị đánh
trượt. Cuối cùng chỉ còn có Cá chép hóa thành Rồng”
Biết
chuyện này có người đã làm mấy câu thơ diễu Tôm:
“Chưa phải vương công, chẳng phải
hầu
Học
đòi dao kiếm, lại mang râu
Uốn
lưng bơi ngược trong dòng bích
Chả
biết làm sao cứt lộn đầu”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét