Tôi đã đến Bảo tàng Chăm vào năm 1981. Bấy
giờ chưa có khái niệm gì nhiều, xem thì cũng thấy hay, biết vậy nhưng đầu óc
không mấy để ý. Sau này coi trên ti-vi, đọc trong sách báo mới dần dà rõ thêm
về một nền văn hóa cổ đặc sắc đã từng có một thời hưng thịnh.
Bề ngoài Bảo tàng có kiểu Kiến trúc rất đặc
trưng của dân tộc Chăm, được xây từ thời Pháp. Hiện nay Bảo tàng đã được mở
rộng với quy mô hàng mấy ngàn mét vuông, mở cửa đón khách suốt cả tuần.
Vào bên trong, các phòng trưng bày hiện vật
được sắp xếp theo thời kỳ, theo vùng, chủ yếu từ Quảng Bình đến các tình Bình
Thuận, Ninh Thuận. Tôi thực sự kinh ngạc về tuổi của những pho tượng đá. Có
tượng làm khoảng thế kỷ 6-7, có tượng làm khoảng thế kỷ 11, 12. Có tượng khắc
cách điệu, có tượng gọt dũa tinh vi nhưng tất cả đều rất sống động và có hồn. Những
tượng đá kích thước khá lớn được tạo nên từ những đôi bàn tay tài hoa, khéo
léo, những bộ óc giàu trí tưởng tượng, sáng tạo đã tồn tại hàng ngàn năm mưa
nắng.
Nhiều du khách ngoại quốc đã đến đây. Hẳn
nhiên họ cũng sẽ vô cùng thích thú và thán phục tài nghệ của người xưa. Thấy họ
chăm chú xem và ghi chép, trao đổi với nhau cái gì đó… Đọc trên bảng giới thiệu
mới biết người Pháp đã rất có ý thức bảo tồn cổ vật Chăm. Từ năm 1902 họ đã cho
lập Bảo tàng và cho khai quật khảo cổ. Tiếc rằng chiến tranh cũng đã hủy hoại
đi ít nhiều…
Tôi vẫn vấn vương hoài cổ rằng làm sao một
nền văn hóa rực rỡ như vậy đã lụi tàn mà mãi đến sau này còn có rất nhiều điều
chưa giải mã được. Một đoạn thơ trong tập “Điêu tàn” của Chế Lan Viên từng cảm
thương day dứt:
……………….
Đây, những Tháp gầy mòn vì mong
đợi
Những đền xưa đổ nát dưới Thời
gian
Những sông vắng lê mình trong
bóng tối
Những tượng Chàm lở lói, rỉ rên
than
Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả
ngọn
Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan
hỗn độn
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ
qui
Đây, chiến địa nơi đôi bên giao
trận
Bao cô hồn tử sĩ hét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm
oán hận
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn
………………
Có lẽ nhà thơ đã lấy cảm hứng từ
các di vật cổ, từ các đền đài đổ nát để viết nên những dòng thơ ứa lệ này.
Anh mới đi miền Trung về à? Hồi em và ông bà vào đó chơi, năm 2010, lúc đi bảo tàng có một cô hướng dẫn nên rất thú vị. Giờ em vào đó khá thường xuyên, năm nào cũng mấy lần nhưng vì xem rồi nên chưa đi lại lần nào. Hì hì, chắc cần dành thời gian lang thang và tìm hiểu kỹ thêm nữa.
Trả lờiXóaTại sao phần đông khách tới đó là người ngoại quốc? Phải chăng người ta ít trân trọng quá khứ. Hay là chỉ quan trọng cái quá khứ đánh giặc Pháp, Mỹ thôi?
Trả lờiXóa