“Đầu
trọc long lóc bình vôi
Mẹ
ngồi mẹ ỉa mẹ bôi lên đầu
……
Tuổi
thơ vẫn nghịch trêu nhau
Mỗi
kỳ Tết đến cái đầu trọc lơ
Trái
đào vài chỏm lơ phơ
Chuyện
ngày xưa, đến bây giờ chưa quên”.
Xưa
kia nhiều người ăn trầu nên nhà nào cũng có bình vôi để lấy cái têm trầu. Nó tròn
trùng trục, nặng nề và bệ vệ thường làm bằng đá hoặc gốm, trên có quai xách. Có
một cái miệng để nạp và lấy vôi.
Cái bình vôi gần như một linh vật, không được
cầm dao, cầm que gõ vào, muốn di chuyển đi đâu cũng phải hết sức nhẹ nhàng. Và
đặc biệt hơn các loại vật dụng khác, nó được người đời tôn vinh gọi là ông “Ông
bình vôi”.
Mẹ
tôi ăn trầu từ lúc còn thiếu nữ, gắn bó với trầu cau, vôi, thuốc suốt cả đời người. Có thể nhịn đói, nhịn khát nhưng nhất
quyết không thể nhịn trầu. Bộ đồ trầu luôn có đủ: cơi để đựng bằng đồng, cối
chày để giã trầu, hộp thuốc lào và Ông bình vôi. Bạn già đến chơi đãi nhau miếng
trầu là chính chứ ít khi mời nước. Cụ chỉ thôi không dùng trầu nữa vào những
năm cuối đời, gần nhắm mắt xuôi tay về cõi thiên thu.
Nhà
tôi trước cũng có một chiếc bình vôi để phục vụ việc ăn trầu của cụ. Ông bình
vôi ngày nào cũng có việc làm, cái chìa vôi cắm ở đấy khi têm lấy tý vôi quệt
vào lá trầu. Có khi vôi gần hết cho vào ít nước lại dùng chìa ngoáy ngoáy dùng
tạm. Độ mươi lăm bữa hết vôi, mẹ tôi lại xin vôi vừa mới nung ở cái lò thủ công
ngoài bờ sông về tôi và cho vào. Sau nhiều năm cái ruột bình vôi bị đặc lại do
vôi bám vào nhưng mẹ tôi chỉ lấy cái chìa nạo nạo cho rỗng to ra để tiếp tục đựng
chứ không thay bình khác.
Cái
miệng bình ban đầu thấp, sau cứ cao dần do người ta lấy vôi têm trầu rồi vôi rớt
dính vào đấy.
Sau
này, cái bình vôi ấy chẳng may bị vỡ, tôi định bỏ ra góc vườn nhưng mẹ tôi bảo
phải mang ra gốc đa không thì phải tội đấy. Vì thế các gốc đa, gốc gạo thời xưa
có rất nhiều bình vôi cũ lăn lóc.
Những
năm 80, Ông bình vôi không còn bán ngoài chợ nữa, mẹ tôi dùng một cái tích để đựng.
Kể ra cũng tiện, đựng được nhiều nhưng cái linh thiêng của Ông Bình Vôi không
còn. Khái niệm “Đầu trọc long lóc như Ông bình vôi” cũng không còn.
Năm
2000, trong một lần đi tập huấn ở trên Tỉnh, tình cờ vào chợ đồ gốm thấy có bán
Ông Bình vôi đời mới nho nhỏ, xinh xinh mua về một chiếc cho cụ. Nó nhỏ gọn
hơn, vỏ mỏng hơn, màu nâu da lươn, khó thấy cái “đầu trọc” vì cái quai đã gắn tịt
vào đấy.
Hôm rồi đến nhà người quen, trông thấy cái bình
vôi hệt như cái ngày xưa mẹ tôi hay dùng. Đặt bên cạnh cái đời mới tôi mua trên
Tỉnh sau này, thấy nó khác một trời, một vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét