Trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

ĐỖ ĐỨC

     Hôm lên mượn sách ở Thư viện Bỉm Sơn, tình cờ thấy cuốn “Chuyện đời” của Đỗ Đức. Mang về xem mới hay rằng mọi sự ở đời đều có thể thành chuyện. Đôi khi ta ít để ý hoặc xem nó rất thường nhưng khi ngẫm kỹ lại thấy nó không thường chút nào.
     Văn phong của anh không cầu kỳ, trau chuốt ngược lại rất bình dị, mộc mạc và dân dã như cuộc sống vốn có. Tưởng như có sao nói vậy nhưng kỳ thực anh có những thông điệp rất sáng rõ: nhân văn, bao dung, thương người ngèo, người ít học, người yếu thế.
      Đọc mấy chục mẩu tản văn mới biết anh đi khá nhiều nơi. Đến nơi nào cũng có chuyện để kể. Chắc chắn anh đi để tìm đề tài cho các bức họa nhưng vẫn không quên chép lại chuyện đời.
      Ngày 8/3 anh có câu chuyện: “… gặp người bạn thấy cứ bần thần, anh bảo: Đúng là cái vui của nơi đô hội, cái gì cũng thái quá. Ngày này, cả thành phố đang náo nức, anh lại nhớ đến mẹ. Bởi người mẹ của anh cả đời tần tảo cho đến khi nằm xuống vẫn không hề biết trên đời này có ngày mùng 8 tháng 3…”
       Về quê ăn cưới cháu anh viết bài “Đám cưới ở quê” cảm thông với sự khốn khó của người dân quê cũng như các thói tục khó bỏ: “Ôi! Cưới xin, cái việc muôn thuở của một đời người. Ở thành thị hay nông thôn cũng vậy, việc tổ chức cưới đang có cái gì đó không ổn nhưng chưa tìm được lối ra…”
       Tôi thích lối viết của anh không kiểu cách, làm duyên, làm dáng mà đi ngay vào vấn đề. Nếu cứ như cách của anh thì quả thật đời còn lắm chuyện lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét