Ngày
Rằm tháng Bảy lâu nay ta cứ gọi là ngày "Xá tội vong nhân" có nghĩa
là nhớ tới người đã khuất, bỏ qua hết mọi tội lỗi của các linh hồn. Cũng nhân
dịp này bố thí cho các vong hồn không nơi nương náu (còn gọi là cô hồn hay ma
đói) để chúng khỏi quấy phá dương trần. Hoạt động chủ yếu là đốt đồ mã cho
người đã về thế giới bên kia lấy cái "tiêu dùng". Xét cho cùng là
người đời muốn lấy chuyện cõi âm để răn chúng sinh hãy sống cho tử tế, đối xử
với ông bà, cha mẹ sao cho phải đạo trời. Ấy là giáo dục chữ Hiếu vậy.
Nhưng
cái gì thái quá cũng gây bất cập. Khi cha mẹ còn trường mạnh chăm nom chẳng
được đầy đủ, tệ hại hơn nữa là bỏ mặc. Đến khi chết lại đốt mã cực lớn. Thế thì
đó là sự giả dối với các cụ chứ còn gì. Có thể gọi là bất hiếu và nghịch tử
được chăng ?
Cũng
có rất nhiều người thành tâm, hiếu đễ nhưng dễ bị mê đắm trong cái vòng kim cô,
ma mị nơi âm phủ do các thày dựng lên. Thế là không quản chi tiền bạc, công sức
chỉ cốt mong sao để cha mẹ dưới suối vàng đỡ khổ.
Cách
ứng xử như người xưa là ở sự vừa phải: "Gửi cho ông bà chút tiền vàng, áo
giấy tượng trưng nhân ngày xá tội vong nhân theo lệ xưa nay"
Nhưng
nói chung không có gì bằng tấm lòng và một cái tâm trong sáng. Cổ nhân đã dạy:
"Tâm động quỷ thần tri"
Nếu người âm có tài thấu thị biết hết ruột gan người
trần thì liệu các ngài có chịu hiển linh về mà nhận quà của đứa con bất hiếu
hay không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét