Bức ảnh này tôi chụp năm 2002 để in vào cuốn sách Đền Sòng, của ông Đặng Anh. Hồi đó đền chưa làm cái nhà tôn ở sân |
Đã đến
một số đền, chùa trong vùng nhưng khi về đến Đền Sòng (Bỉm Sơn) thì mới gặp được
một không khí hội hè tưng bừng, náo nhiệt. Nhìn các biển số xe ô-tô đỗ ở bãi
thì cũng đủ biết lượng du khách vào đền lớn như thế nào. Bên trong đền các bản
hội đang hành lễ, tiếng hát văn, tiếng đàn trầm bổng, réo rắt hòa trộn cùng với
lời cầu khấn của khách thập phương thành một thứ âm thanh rì rầm không ngớt. Đồ
cúng lễ, hương hoa, vàng mã xếp đầy trên các ban thờ. Tiền lẻ một, hai ngàn giắt
ở nhiều nơi: trên đồ lễ, trên đĩa, trên khay và trên cả khe cửa Cung thờ Thánh
Mẫu. Vào nơi này, niềm tin được củng cố, tinh thần thêm phấn chấn người ta trở
nên hào phóng hơn.
Tôi
thả bộ ra phía bờ suối, nơi đây trước kia nước trong xanh róc rách chảy ngày
đêm, nhìn rõ cả từng con cá lượn lờ. Nay các hạng mục đang xây dựng làm cho con suối vốn đã nhỏ hẹp lại càng hẹp
hơn. Tôi vẫn muốn những người làm công tác tôn tạo hãy lưu ý đến suối, đến cây,
đến môi trường tự nhiên của đền. Ngoài nhu cầu tâm linh, du khách còn có nhu cầu
thưởng ngoạn cảnh quan nơi thờ phụng sao cho hài hòa, tôn nghiêm và đẹp mắt.
Vài
chục năm nay, thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư xây dựng và mở rộng khu vực đền. Từ chỗ
chỉ là bãi đất hoang bó hẹp trong phạm vi mấy ngàn mét vuông trước kia, nay đã
được san lấp sâu vào phía trong và sát đến trụ sở UBND phường Bắc Sơn. Khu vực
vệ sinh đã được đẩy ra xa phía cuối của bãi đỗ xe. Vẫn có người ngồi thu phí vệ
sinh ở lối đi vào. Tôi tự hỏi: Người ta đến đền đã cung tiến cả triệu bạc cho đền
mà khi đi vệ sinh còn bị đánh phí ư? Liệu có nên chăng?
Du lịch
tâm linh đang dần trở thành mũi nhọn của địa phương, hàng năm góp một khoản kinh phí đáng kể cho ngân sách.
Chính quyền Thị xã đã có Ban Quản lý di tích để đưa các hoạt động của đền đi
vào nề nếp.
Mấy
năm gần đây đền được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hơn để xứng đáng với sự tôn
vinh của người đời về một ngôi đền “thiêng nhất xứ Thanh”.
Nhà hóa sớ có 2 cô túc trực
để hóa vàng, hóa sớ
KỶ NIỆM MỘT TẤM ẢNH
Nếu
tính tuổi thì nay nó đã sang tuổi 17. Đấy là vào một buổi trưa hè năm 2001, tôi
và nhà nghiên cứu Đặng Anh ra Đền Sòng đề nghị với Ban Quản lý cho chụp 1 kiểu
ảnh để làm bìa cho cuốn sách của ông. Cuốn sách có tựa đề: “Đền Sòng và Liễu
Hạnh công chúa” sắp xuất bản. Lúc ấy máy ảnh còn hiếm, tôi chỉ có chiếc máy cơ
cổ lỗ sĩ hiệu Pratica chụp phim màu. Nếu không chuẩn phải làm lại thì sẽ không
kịp. Đi quanh chọn góc chụp thấy không ổn vì vướng cây cối và các
vật cản. Chỉ có 1 vị trí đẹp là trèo lên mái nhà của căn nhà cấp 4 cách đền một
khoảng sân. Sau khi kiếm được thang tôi trèo lên mái nhà. Mái ngói trưa hè nóng
bỏng, phải mượn thêm cái bao tải để lót kê ngồi lên trên bấm máy. Cũng may chụp
3 kiểu, in tráng ảnh đều được cả.
Cuốn sách: “Đền Sòng và Liễu Hạnh công
chúa” in 1000 cuốn năm ấy, đến năm 2006 tái bản thêm 1000 cuốn nữa.
Tấm ảnh này sau đó đã được rất nhiều nơi
dùng lại: các báo giấy, báo điện tử, trang Web, tờ rơi quảng cáo....
Cũng vui vì đã góp một phần nhỏ để giới
thiệu một Di tích tâm linh mà xưa nay danh tiếng khắp trong nam ngoài bắc.
Con suối xưa chỉ còn như rãnh nước
Bà đồng đang say sưa lên đồng
Xung quanh các đệ tử đang thành
tâm chắp tay hành lễ
Nhà hóa sớ có 2 cô túc trực
để hóa vàng, hóa sớ
Công trình mới bên phía đảo
Chỉ cách khoảng trăm mét lòng suối rộng như thế này |
Hồi năm 2002 đi chụp ảnh mặt tiền của Đền Sòng phải bắc thang trèo lên nóc nhà vì ở dưới vướng cây rất khó chụp
Trả lờiXóa