Nguyễn Công Trứ (1778-1859) quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh, lận đận trong thi cử, mãi 42 tuổi mới đỗ đạt và ra làm quan. Cuộc đời ông lắm thăng trầm, có công trạng nhiều lần
được thăng chức, nhưng cũng không ít lần bị giáng chức. Đã có lần bị giáng phạt
xuống làm lính.
Người ta nhắc đến một công lao đặc biệt
của ông khi giữ chức Doanh điền sứ là đã chiêu mộ dân, lập ra 2 huyện Kim Sơn
(Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Dân 2 huyện ấy sau lập đền thờ ông, như một
vị thành hoàng mở cõi.
Ông sống chính trực, ngay thẳng, phóng
khoáng, được dân chúng yêu mến song đôi khi cũng bị dèm pha, đố kị của bạn đồng
liêu.
Về nhân tình thế thái:
“Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười”
……..
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
………
“Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trong chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Đã có đồng tiền, dở cũng hay
Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
Hẳn hoi không hết một bàn tay
Suy ra cho kỹ chi hơn nữa
Bạc quá vôi mà mỏng quá mây”
……………
Tả cảnh:
“Đầu cành mấy tiếng chim kêu gió
Trước điếm năm canh chó sủa trăng”
……….
Bỡn nhân tình:
“Ta ở nhà ta, ta nhớ mi
Không đi mi nói răng không đến
Đến thì mi nói đến mần chi”
…………….
Tả cái nghèo rất ấn tượng:
“Kìa ai, bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao, trước cửa nhện giăng màn gió
Phên trúc ngăn nửa bếp, nửa buồng
Ống nứa đựng đầu kê, đầu đỗ
Đầu giường tre, mối dũi quanh co
Góc tường đất, giun đùn lỗ chỗ
Bóng nắng dọi trứng gà lên vách, thằng bé tri trô
Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp nghé”
………….
Về sự bất đắc chí:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa
trời vách đá cheo leo,
Ai
mà chịu rét thì trèo với thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét