Có một câu chuyện của Mỹ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Một cậu học sinh da đen đã vượt qua mặc cảm, phấn đấu vươn lên, học hành tấn
tới. Sau này trở thành một Giáo sư tiến sỹ danh tiếng. Trong một lần thăm lại
thầy giáo cũ cậu đã nói rằng chỉ nhờ một câu khích lệ của thầy vào đúng lúc cần
thiết nhất mà cậu được như ngày hôm nay.
Câu
chuyện làm nổ ra một cuộc tranh luận về việc khi nào nên nói lời khen.
Có người cho rằng:
- Lời khen có thể là "cú hích" quan trọng của cuộc
đời. Không chỉ nhà giáo mà ai cũng có thể cho một lời khen có giá trị.
Lại
có người băn khoăn: Nếu hào phóng quá mà khen tràn lan thì sẽ ra sao?
Chẳng
hạn: Một xếp nọ xuống cơ sở, muốn tỏ ra sự quan tâm, sâu sát đã đi đến nhiều
nơi, hỏi nhiều người. Nhưng người ta thấy hầu như mọi chuyện xếp đều kết luận:
"Tốt, tốt…" như là rô-bốt đã lập trình sẵn vậy. Thậm chí hỏi: Các cụ
thân sinh khỏe cả chứ. Được trả lời: Đã về với tổ tiên cả. Xếp cũng lại:
"Tốt, tốt…" (?)
Lại
cũng có người nêu vấn đề trong đời sống hiện nay có thuật ngữ "Khen
đểu".
Tại
sao đã "Khen" lại còn "Đểu".
Biết
thừa rằng chả có gì đáng khen nhưng vẫn cứ khen nức nở. Phải có một động cơ nào đó chứ hơi đâu khen linh tinh vậy. Có lần một anh bạn nói nhỏ với tôi thế này:
"Đến nhà xếp thì khen vợ con xếp đẹp đã đành. Đến con chó, con mèo cũng
phải đẹp".
Có
lẽ đây cũng là một kiểu "Khen đểu".
Hay
là có người mắc bệnh hay "khen". Cho rằng nói chuyện với người ta mất
gì không khen người ta một câu. Nhất là các quý cô, quý bà luôn thích mình trẻ trung và đẹp
mãi không già thì tốt nhất chỉ nên khen.
Hay
là có người vô tư, mọi việc chả dại gì mà chê, tự nhiên mua thù, chuốc oán làm
gì. Vậy thì cứ khen cho nó lành.
Chung
quy lại là lời khen đúng lúc, đúng chỗ và hợp lý. Đừng khen theo kiểu quán tính
của các xếp hoặc khen tràn lan, khen quá lời.
Lại còn có kiểu: Khen cho mà chết đấy. Hãy cảnh giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét