Đèo Ngang nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tôi
đã nhiều lần đi qua Đèo Ngang bằng đường bộ. Nhìn xuống chân đèo, dòng sông như
sợi chỉ ngoằn ngoèo uốn lượn quanh co, xa xa lúp xúp nhà cửa, thấp thoáng bóng
người làm rẫy trên sườn núi. Lại nhớ đến bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan: "Bước
xuống Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà…"
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà…"
Đèo
Ngang thời trước có lẽ hoang vu lắm, một thời là biên giới giữa Đàng Trong và
Đàng Ngoài. Bây giờ cảnh cô liêu xưa không còn, người đã đông đúc, đồi núi đã
hết củi để có được vài chú Tiều phu. Xe ô-tô chạy qua Đèo Ngang bọn trẻ con xúm
đến xin tiền. Trông đứa nào, đứa nấy mày mày lem luốc, quần áo tả tơi mà thương
hại. Thường thường người ta đều cho tiền. Nhưng thương chúng lại cũng là hại
chúng vì như vậy đi xin tiền sướng hơn đi học.
Chính
quyền hai tỉnh đã phải tốn bao công sức để dẹp bỏ. Từ chỗ vận động từng gia
đình đến chỗ tạo công ăn việc làm… Thậm chí cả phạt hành chính.
Nay
Đèo Ngang đã có hầm đường bộ xuyên núi, xe qua chỉ có mấy chục phút.
Đèo
Ngang cũng là một danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đặc trưng cho Hà Tĩnh, Quảng
Bình. Có
lần để tham gia Hội diễn văn nghệ, cơ quan nọ đã hợp đồng với một tác giả viết
một Tiểu phẩm Chèo về Đèo Ngang. Tác giả đã về đây, đi thực tế, nuôi cảm xúc
ngọt ngào để viết nên những lời ngợi ca bay bổng. Nhưng đến đoạn:
"Đèo
Ngang là Đèo Ngang hi…hì…hì…hì….hi…"
Thì
các cô cứ bưng miệng cười vì buồn cười quá, chịu không nổi.
Lại
có câu chuyện dân gian rằng: quan chức 2 tỉnh trên họp bàn tìm nguyên cớ vì sao
mà mãi vẫn cứ là tỉnh nghèo. Có người bảo tại vì Đèo Ngang đọc lái lại là
"đang nghèo", nên chi phải đổi tên là Đèo Nghếch - "đếch nghèo"
Nhưng
có bác thực tế hơn đã tìm ra nguyên nhân sâu xa nguồn gốc của sự nghèo túng là
việc tăng dân số vô tội vạ. Và bác đề nghị đổi tên Đèo Ngang là Đèo Đứng (!)
Các
bạn nhìn trên ảnh thấy rõ con đèo chạy dọc bờ biển theo hướng bắc nam, nhưng
không hiểu vì sao lại có tên là Đèo Ngang. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã phát hiện
ra nghịch lý thú vị này:
"Bao
nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
Mà
quên mất con đèo chạy dọc"
Đèo Ngang chắc còn nhiều chuyện vui nhưng tôi chỉ nhớ
được vài chuyện phiếm như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét