Ai
đó nói rằng: NGHÈO thì thường HÈN. Quả đúng vậy.
Những
năm 80 tôi dạy học ở một trường miền núi, mỗi tháng được lĩnh 13,5kg lương
thực. Khái
niệm lương thực khá rộng nên nhiều khi nhận được 100% sắn để cả củ đã sấy khô.
Dân ta vốn giàu óc tưởng tượng gọi đó là sắn "gạc nai". Những củ sắn
rỡ về từ trên nương rẫy của bà con dân tộc được phơi, treo lên gác bếp cho khô,
cong queo như những cái gạc nai.
Một
bữa, anh giáo ở cạnh phòng tôi sang bàn:
-Tôi
với chú hôm nào ta đến chơi nhà cô X. bán Cửa hàng Lương thực đi. Mua cho con
nhà hắn gói kẹo, để mỗi lần đi mua lương thực hắn có ưu ái cho tí chút nào
chăng.
Không
quen biết tự nhiên đến chơi, tôi cảm thấy ngài ngại. Với lại đi cầu cạnh như
vậy tôi thấy nó hèn hèn thế nào ấy nên không đi. Chẳng biết sau rồi anh có đi
không.
Tôi
còn nhớ một anh ở tổ Văn nói hay, dạy giỏi, ăn mặc chải chuốt, phong độ. Chỉ
mỗi tội vì đói quá mà anh để lại bia miệng.
Cứ
chiều thứ Bảy thể nào anh cũng gần gũi một học sinh và dặn:
-
Này! Chiều thày qua nhà em đấy.
Và
từ chiều hôm ấy cho đến chiều hôm sau Chủ nhật, thầy vắng bóng ở khu tập thể
(anh ấy quê ở Phú Thọ nên ít về). Anh
không bồ bịch. Anh không buôn bán hoặc làm bất cứ cái gì khác. Anh chỉ đi kiếm
cơm ăn. Thầy xuống nhà thăm chẳng nhẽ không tiếp đãi cho tử tế. Mỗi năm học,
anh đi một vòng trong toàn huyện.
Vì
thế người ta đồn rằng học sinh không sợ thầy gọi lên bảng, mà sợ nhất thầy đến
gần và khẽ rỉ tai: "Này! Chiều thày qua nhà em đấy".
Tôi
ở khu tập thể tự nấu ăn. Cuối buổi trưa hôm ấy đang loay hoay chuẩn bị thì có
vài em học sinh người dân tộc vào chơi. Nhìn thấy tôi nấu cơm mà không có gạo,
trong nồi thì nước hung hung màu gạch cua do sắn gạc nai ngâm từ sáng đã thôi
ra.
Một
em lắc đầu nói: "Các thày mà cũng khổ nha…!"
Chúng
có biết đâu rằng đóng bộ oai phong, đạo mạo lên bục giảng vậy đấy nhưng trong
bụng toàn phần là sắn gạc nai.
Hôm
sau nó đến phòng tôi thỏ thẻ:
-
Thày ơi! Bố em mời thày lên nhà em chơi và mang sắn gạc nai lên lên bố em đổi
gạo cho. Bố em làm ở trại chăn nuôi của xã có gạo mà.
Hôm
ấy, chiều thứ Bảy theo lời mời tôi lên nhà em học sinh kia ở cách trường khá
xa. Nơi ấy bà con dân bản hãy còn đang quý thày giáo lắm.
Bố
em đề nghị với tôi hàng tháng cứ mang sắn hoặc bo bo lên ông ta sẽ đổi cho.
Nhưng
tiếc rằng chỉ sau đó 3 tháng tôi được điều động vào quân đội, phiêu bạt nhiều
nơi rồi về quê dạy học.
Viết
đến đây tôi lại nhớ đến em học sinh ngày xưa Quách Văn Hắc và bố của em. Tôi cứ
định khi nào về nhà em chơi lấy một lần mà hơn 30 năm qua vẫn còn mắc nợ.
Khoảng những năm 90 hỏi thăm một cô giáo
dạy ở xã đó có ai tên Hắc không. Cô cam đoan không có vì đã từng đi điều tra
phổ cập. Vậy là bỏ ý định tìm lên nhà em.
Đói và rách nữa chứ anh Đặng Kích. Có thầy giáo Ng. dạy sử (hay địa) gì đó, em không nhớ lắm. Quanh năm suốt tháng, thầy cứ vận cái áo bông rách như tổ đỉa để lên lớp.
Trả lờiXóaĐúng là một thời không thể quên!
Đúng vậy, thầy chả ra thầy nên chỉ nhận được sự thương hại của người đời
Xóa