Hồi
xưa, trẻ con ở nông thôn thường hay đi câu. Một cái cần khoảng hơn 1 mét, có
chỉ, có lưỡi, có mồi là có thể đi câu. Làm lưỡi câu không khó, cơ bản là kiếm
được đoạn thép tốt, cứng mà dẻo. Đối với chúng tôi khi ấy thì một cái kim băng
đã là có giá. Mài cho nhọn một đầu và uốn cong. Nếu cắt được ngạnh thì càng
tốt. Sau này lớn tí nữa thì mới sắm cần, cước, lưỡi tử tế, còn lúc con nít chỉ
là đồ tự tạo để câu cá mại, cá rô dăm…, loại chỉ đáng cho mèo ăn.
Đi
câu không thể đi đông vì cá sẽ nghe động mà lủi xa. Tìm một chỗ kín đáo, ít
người qua lại, khe khẽ buông câu. Cái phao bằng ống lông gà, dập dềnh trên mặt
nước.
Lúc
mà cái phao nháy dồn, chúi về một phía thì giật cần câu lên. Chắc chắn một chú
mài mại hoặc rô don đang giẫy đành đạch ở đầu lưỡi câu.
Cũng
có khi giật lên được rồi nhưng nó giẫy mạnh quá thế là lại văng xuống nước. Ở
đầu lưỡi câu còn sót lại mỗi cái mép dính máu tanh ngòm.
Một
lần tôi thả câu ở cái ao nhỏ sau nhà. Nước trong nhìn thấy các cây rong và cá
bơi lượn. Bỗng
sướng run lên khi thấy một chú chõn đang uốn mình trong bụi rong và trườn về
phía lưỡi câu. Nó giương mắt dò xét con mồi bằng giun cong cong ngon lành trước
mặt. Nhanh chóng. "Bụp…" nó nuốt chửng cả mồi, cả lưỡi chạy. Theo
phản xạ tôi giật cần lên cao. Nhưng niềm vui của tôi chỉ tồn tại được có vài
giây. Con chõn bay ra xa, rơi tõm xuống nước.
Cái
lưỡi câu của tôi sau đấy đã duỗi gần thẳng. Thép làm lưỡi hơi mềm nên nó không
trụ được.
Tôi
tiếc ngẩn ngơ.
Có
ai đi câu cáy chưa?
Câu
cáy cực kỳ đơn giản, không cần lưỡi câu, chỉ cần buộc một mẩu giun vào sợi chỉ
rồi buộc vào đầu một cái que. Nhắc nhắc trước nơi cáy thường qua lại. Thể nào
cũng có chú bò đến cắp con mồi. Lúc ấy chỉ việc khẽ nhấc lên là xong. Xưa nay
người ta hay nói: "Nhát như cáy" quả thật không sai. Khi bị nhấc bổng
lên khỏi mặt đất là cáy ta co rúm người lại không dám buông chân.
Bây
giờ, đồng ruộng, ao chuôm đã không còn mấy cá. Lũ trẻ con thì đi học suốt ngày
nên trò đi câu dần dần thưa vắng.
Ngày
nghỉ, chúng đi câu cá nhựa trong công viên, 20 ngàn một buổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét